Anh ạ, thực sự đến lúc này em đã đuối mất rồi. Em không còn sức để lo toan, tô vẽ cho vẻ ngoài hoàn hảo của cuộc hôn nhân này nữa. Em muốn buông xuôi sau 9 năm yêu và 5 năm làm vợ anh.
Người ta bảo phụ nữ phải biết yếu đuối, kiểu mỏng manh dễ vỡ thì mới sướng vì lúc đó sẽ có người đàn ông che chở, nâng niu. tam su Nhưng em lại chẳng mỏng manh yếu đuối được, có lẽ vì thế mà em khổ. Là con gái út trong nhà, được chiều chuộng hết mực nhưng từ khi yêu anh, em bỗng thành “bà chị”.
Hai đứa bằng tuổi, học cùng cấp 3, nhưng mỗi lần giận nhau em cứ phải “đại lượng” bỏ qua trước. Học 2 năm trung cấp Dược xong, Tâm Sự em vừa đi làm kiếm tiền trang trải cuộc sống vừa học liên thông lên đại học. Trong khi anh mài đũng quần 5 năm trên giảng đường Đại học Bách Khoa thì tiền lương đi làm của em lo trang trải học hành của hai đứa.
Nhiều người cho rằng em dại, mình là con gái, còn đang yêu nhau sao phải lo chu cấp cho người yêu đến thế. Nhưng em nghĩ trước sau gì cũng lấy nhau, mình đang có cơ hội kiếm tiền thì phụ cho anh học hành chu đáo, sau này ra trường anh có công việc tốt, anh sẽ là người lo toan cho em. Vậy là suốt 5 năm học đại học, em lo cho anh chẳng thiếu thứ gì.
Ngày đó nhìn bạn bè em được người yêu chiều chuộng mua cho thứ nọ, sắm cho thứ kia mà em tủi thân vô cùng vì mình toàn làm điều ngược lại. Tâm Sự Nhưng chỉ cần anh tặng một bông hoa hồng “gật gù” bọc giấy bóng kính hay mẹ anh gọi điện hỏi han tình hình sức khỏe , công việc là em lại thấy hạnh phúc vô cùng. Trong thâm tâm em tự nhủ không nên so bì với ai vì anh còn đang là sinh viên.
Rồi cũng đến ngày ra trường, nhưng thay vì lao đi kiếm việc để gánh vác trách nhiệm gia đình thì anh vẫn bình chân như vại bởi chưa tìm được việc phù hợp lương xứng đáng. Và người lo ngược chạy xuôi kiếm việc cho anh vẫn là em. Xin được vào làm nhân viên phát triển thị trường của FPT, anh nại đủ mọi lý do khó khăn.
Chồng à em muốn buông xuôi (ảnh minh họa)
Em phải đáp ứng bằng hết, nào chuyển nhà gần chỗ làm, nào sắm xe máy… miễn sao anh yên tâm đi làm để em không bị mang tiếng có người yêu thất nghiệp và ăn bám. Sau bao nỗ lực của bản thân em để lo cho cuộc sống tương lai hai đứa, nhìn sang anh em chỉ thấy một chứ “tùy” trên trán. Em có bàn bạc, trao đổi gì anh cũng bảo “tùy em, anh có lo được gì đâu mà quyết định”.
Trước mặt người thân và bạn bè, em luôn phải cố gắng lấp liếm mọi chuyện để họ thấy rằng anh vẫn xứng đáng với em, chúng mình bên nhau thật là vừa đôi phải lứa. tam su buon Nói ra thì thật xấu hổ nhưng anh thử hỏi xem trên đời này có người con gái nào phải trực tiếp bàn chuyện cưới xin với bố mẹ chồng tương lai, tự lên kế hoạch tổ chức đám cưới và sắm sửa cho cuộc sống riêng trên thành phố. Ở nhà thì bố mẹ anh lo chu toàn, trên này thì em lo. Còn anh chỉ biết vác thân đi vào vai chú rể?
Em biết chẳng phải anh không còn yêu em hay chưa muốn làm đám cưới, đó chỉ đơn giản là “anh tin vợ, thấy vợ làm gì cũng hợp lý rồi nên tùy vợ quyết hết”. Tâm Sự Thôi thì được chồng tin, chồng yêu đó là niềm an ủi. Em chỉ còn biết cố mà lo chu toàn và trong thâm tâm mong có gia đình rồi anh sẽ trưởng thành và trách nhiệm hơn.
Nhưng hình như em đã nhầm. Chung sống với nhau 5 năm, có 2 mặt con rồi mà mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà vẫn một tay em lo lắng xoay xở. Từ đối nội đối ngoại, con ốm con đau, tiền còn tiền hết anh vẫn là người chồng vô trách nhiệm không cần biết. Nhiệm vụ chính của anh mỗi chiều đi làm về là hôn hít 2 thằng con rồi tắm rửa và ngồi vào bàn ăn.
Có nhỏ to góp ý để anh thay đổi thì anh bảo: “Mọi thứ vẫn ổn mà, em chỉ quan trọng hóa vấn đề”. Cũng may mà nhờ tháo vát và có mối quan hệ trong công việc nên em tích cóp và ông bà phụ thêm để mua được căn nhà che nắng che mưa chứ nếu không bây giờ vợ con ở thuê trong căn phòng ổ chuột có lẽ anh cũng mặc xác vợ con.
Tưởng xin được vào làm cán bộ ngân hàng nhà nước, thu nhập ổn định anh sẽ đỡ đần kinh tế cho em được phần nào nhưng đầu tháng đưa được cho vợ vài ba triệu thì cuối tháng anh lại bảo: “Bố hết tiền rồi, mẹ Zin đưa thêm tiền cho bố đổ xăng và tiêu vặt”.
Nhiều lúc ức chế, thất vọng, em muốn gây sự để xả bức xúc trong lòng thì anh lại thở dài, chẳng nói chẳng rằng xuống quán trà đá vỉa hè ngồi đốt thuốc chán rồi về ngủ. Cứ như em là một người vợ lắm điều, chỉ đem đến những rắc rối phiền muộn cho chồng con. Trong khi người phiền muộn và thất vọng phải là em mới đúng chứ.
Em sẽ vẫn âm thầm hy sinh, âm thầm cố gắng vật lộn với cuộc sống đầy khó khăn này để lo cho các con có một mái ấm thực sự nếu như gần đây công việc của em không còn thuận lợi như trước và nhận ra sự vô trách nhiệm của anh với mẹ con em, với gia đình này đã lên đến đỉnh điểm.
Trong khi cơ quan em 3 tháng liền nợ lương, những tháng cuối năm trăm khoản phải chi, em không gồng gánh nổi phải vay tạm chị gái để trang trải thì tháng trước anh vẫn lên kế hoạch đi Đà Nẵng du lịch cùng bạn bè. Anh về quê, em xoay xở được 2 triệu cho anh cầm đi đường (cái này chẳng phải em bao đồng mà mỗi lần về quê anh đều nhắc em chuẩn bị tiền), vậy mà lúc sắp hành lý thấy có túi đồ lạ em hỏi thì anh thản nhiên bảo: “Đông trùng hạ thảo anh mua biếu cô Thương”.
Anh có biết lúc đó em ức lắm mà phải cố nhịn để anh vui vẻ về quê không? Em ức không phải vì em xót của mà em xót cho phận của em lấy phải người chồng vô tâm ích kỷ. Từ ngày lấy anh đến giờ, bao nhiêu lần bố mẹ em ốm, anh đã mua nổi cân cam để biếu ông bà chưa hay anh ỷ lại hết cho em muốn lo thế nào thì lo?
Thậm chí vợ anh cũng héo hon gầy mòn vì vất vả anh đã thấy xót, thấy thương bao giờ, đã lần nào anh mua được thứ gì cho vợ tẩm bổ? Vậy mà cô Thương là cô họ xa mới nghe tin ốm qua loa anh đã mua đông trùng hạ thảo về biếu trong khi tiền chi tiêu trong nhà em đang phải đi vay và tiền anh đi đường cũng là em thu xếp. Em không hiểu anh giữ vài trò, trách nhiệm gì trong tổ ấm của chúng mình nữa.
Rồi đây 2 con chúng ta lớn lên, Tâm Sự chúng sẽ nghĩ sao về bố? Chúng sẽ nghĩ gì về vai trò của người chồng, người cha trong gia đình? Liệu chúng có coi đó là một chuẩn mực và tiếp tục đi vào vết xe đổ của bố? Em thực sự thấy mệt mỏi và hoang mang.
Theo: Blog tâm sự
Nguồn: Tin tuc